Trang chủ»Tin tức»Tin thị trường
XU HƯỚNG MỚI CỦA THỊ TRƯỜNG THÉP TRÊN THẾ GIỚI
Giá thép sẽ tăng gần 6% trong 5 tháng tới. Mức tăng này chắc chắn không đồng đều trên khắp các khu vực trên thế giới. Giá dự báo sẽ tăng mạnh nhất tai 
THÔNG TIN THỊ TRƯỜNG THÉP NĂM 2014

MEPS cho rằng giá thép sẽ tăng gần 6% trong 5 tháng tới. Mức tăng này chắc chắn không đồng đều trên khắp các khu vực trên thế giới. Giá dự báo sẽ tăng mạnh nhất tại Liên Minh Châu Âu sau thời kỳ khó khăn đối với các nhà máy trong cả năm 2013. Tại Bắc Mỹ, mức tăng giá, đã bắt đầu từ nửa cuối năm nay, dự kiến sẽ tăng lên vào những tháng đầu năm 2014.

Đồ thị:

Diễn biến giá các sản phẩm thép thế giới của MEPS năm 2011, 2012, 2013 và dự báo 2014, đơn vị tính USD/tấn.

 

MEPS tin tưởng rằng giá sẽ tăng trong kỳ hạn gần do nhiều dấu hiệu tích cực trên thị trường: giá nguyên liệu thô thường xuyên cao trong thời kỳ này; các nhà máy thép tại một số nước mới đây đã có các biện pháp ngăn chặn lànsóng giảm giá. Các số liệu tại thị trường thép cán Bắc Mỹ cho thấy, do chịu áp lực tiêu cực trong cả năm qua, nguồn cung khan hiếm và dự trữ giảm. Giá thép Trung Quốc đã leo thang do chí phí quặng sắt cao. Nhiều nhà máy thép châu Âu đã thông báo tăng giá thép đồng thời cắt giảm sản xuất trong mùa đông này. Trong khi nhiều khách hàng đã bắt đầu ký hợp đồng giao vào đầu năm 2014, điều này sẽ dẫn tới cân bằng cung và cầu trong năm tới. 

Về dài hạn, MEPS dự kiến giá thép thế giới sẽ hồi phục trong 3 năm tới. Năm 2013 sẽ là điểm giá thấp nhất của chu kỳ này. Tiêu thụ sẽ bắt đầu tăng trong năm 2014 do kinh tế được cải thiện. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều khó khăn cần phải khắc phục. Những hạn chế chi tiêu của chính phủ tại các nước phương tây dự kiến tiếp tục hạn chế hoạt động xây dựng và cơ sở hạ tầng. Ngoài ra, nhu cầu tiêu thụ thép tại Trung Quốc dự kiến sẽ chậm lại. Người mua trên toàn thế giới chắc chắn vẫn thận trọng trong việc tái thiết dự trữ. Việc giảm giá quặng sắt dự kiến trong trung hạn. Tất cả những điều này sẽ hạn chế triển vọng tăng giá. Ngoài ra, các nhà máy sẽ cố gắng tăng cường bán để thu lời vào thời điểm nhu cầu gia tăng. MEPS dự kiến giá thép trung bình năm có xu hướng tăng tới 2016.

 

DỰ BÁO THỊ TRƯỜNG THÉP CHÂU ÂU

 

Theo hãng dịch vụ đầu tư Moody’s Investors Service, các điểm cơ bản của ngành thép châu Âu đang được cải thiện nhờ tỷ lệ tăng trưởng GDP nhẹ và các thị trường sử dụng thép tăng trưởng, tạo triển vọng ổn định.

Moody tin tưởng rằng, tiêu thụ thép tại Liên Minh Châu Âu sẽ tăng từ 1% đến 2% trong năm 2014, so với mức dự kiến giảm 1-2% trong năm 2013.

Chủ tịch của hãng Moody cho rằng, bất chấp tình trạng hồi phục kinh tế khu vực đồng Euro mong manh, ngành thép châu Âu đang bắt đầu được hưởng lợi từ sự cải thiện nhẹ này. Năm tới, các ngành tiêu thụ nhiều thép như vật liệu xây dựng và ô tô có sự cải thiện nhẹ sẽ hỗ trợ tăng trưởng trong ngành thép.

Trong dự kiến kinh tế vĩ mô mới nhất của Moody, tỷ lệ tăng trưởng GDP trong vùng Euro sẽ đạt từ 0,5 đến 1,5% trong năm 2014 so với tỷ lệ ổn định đến giảm 1% trong năm 2013 và có một số dấu hiệu cho thấy hoạt động kinh tế có thể đã chạm đáy trong các vùng ngoại ô.

Tại Nga, Moody dự kiến tỷ lệ tăng GDP đạt 2,5% -3,5% trong năm 2014 sau khi chậm lại còn 1% - 2% trong năm 2013, điều này sẽ giúp các thị trường sử dụng thép tăng trưởng.

Tỷ lệ sử dụng công suất sản xuất tại EU sẽ vẫn ở mức hiện nay là khoảng 75-77% song vẫn thấp hơn mức trung bình toàn cầu, theo dự kiến của Hiệp hội thép thế giới khoảng 78% trong tháng 10/2013. Tỷ lệ này không chắc tăng hơn nữa trong năm 2014 do khó có thể đóng cửa công suất khi kinh tế vẫn yếu.

Lợi nhuận trung bình của ngành thép châu Âu dự kiến sẽ ổn định đến tăng nhẹ trong năm 2014 so với năm 2013. Giá thép dây cán nóng sẽ chạm xuống đáy trong năm 2014 sau khi giảm 8-10% trong năm 2013.

 

DỰ BÁO THỊ TRƯỜNG THÉP CHÂU Á


Tại Trung Quốc, nhu cầu tiêu thụ thép sẽ tăng 2-3% trong năm 2014 do chính phủ Trung Quốc có kế hoạch giảm tăng trưởng GDP và chuyển động cơ tăng trưởng kinh tế từ chi tiêu cơ sở hạ tầng sang tiêu dùng trong nước.

Hãng dịch vụ đầu tư Moody’s Investors Service dự kiến ngành thép châu Á có triển vọng tiêu cực trong năm tới, lợi nhuận của các nhà máy thép sẽ vẫn thấp kỷ lục do sản lượng vẫn cao và tỷ lệ tăng nhu cầu chậm lại.


Chính phủ Trung Quốc có kế hoạch cắt giảm công suất sản xuất thép không hiệu quả để có nhiều tín dụng cho hầu hết các nhà sản xuất thép lớn trong nước. Tuy nhiên, vẫn không chắc chắn về thời điểm và quy mô cắt giảm công suất.

Thị trường thép Trung Quốc vẫn còn tồn tại nhiều vấn đề như tiêu dùng trì trệ, nguồn cung dư thừa và ô nhiễm môi trường kéo dài. Mặc dù chính phủ nước này đã có nhiều giải pháp để giải quyết vấn đề ô nhiễm và nguồn cung lớn, nhưng khó có thể đạt được mục tiêu trong hai hay ba năm tới. Việc hạn chế công suất hoạt động gặp nhiều khó khăn do các nhà máy thép là nguồn thu lớn của chính quyền địa phương và tạo nhiều công ăn việc làm cho người dân nơi đây.

Do những vấn đề không được giải quyết triệt để này cùng với tốc độ tăng trưởng GDP của cả nước có lẽ chậm lại (chỉ khoảng 7%) vào năm 2014 nên Hiệp hội thép Trung Quốc đã dự báo giá thép năm 2014 sẽ dao động trong phạm vi nhỏ, giá thép cây trong nước sẽ dao động trong khoảng 500 NDT/tấn (82 USD/tấn).

Tại Malaysia, nhu cầu tiêu thụ thép sẽ chỉ tăng 2-3% trong 12 tháng kết thúc vào tháng 6/2014, giảm mạnh so với mức tăng 16% trong 10 năm kể từ năm 2000 đến 2010, do kế hoạch chuyển từ chi tiêu cho cơ sở hạ tầng sang tiêu dùng nội địa của Trung Quốc và tỷ lệ tăng GDP giảm. Ngành xây dựng trong nước chắc chắn sẽ chậm lại do nhiều dự án xây dựng bị hoãn bởi thâm hụt ngân sách. Việc tăng giá điện thêm 14,89% trong năm nay chắc chắn sẽ góp phần làm tăng chi phí sản xuất, tạo bất lợi cho các nhà sản xuất thép trong nước. Đây là các yếu tố bất lợi khiến ngành thép Malaysia sẽ gặp nhiều thách thức trong năm tới.

TIÊU THỤ : SẼ TĂNG NHẸ TRÊN TOÀN CẦU

 


Theo báo cáo mới nhất của Hiệp hội Thép thế giới (WSA) gồm 170 nhà sản xuất, nhu cầu sử dụng thép trên toàn cầu dự kiến sẽ chỉ tăng 3,1% lên 1,475 tỷ tấn trong năm 2013 và sẽ tăng 3,3% lên 1,52 tỷ tấn vào năm 2014.  chủ tịch Ủy ban Kinh tế Thép toàn cầu Jurgen Kerkhoff cho rằng, sở dĩ nhu cầu thép toàn cầu giảm mạnh là do khủng hoảng tài chính toàn cầu, đặc biệt tại khu vực đồng tiền chung châu Âu và các nền kinh tế lớn mới nổi như Ấn Độ và Brazil đã không tăng trưởng như kỳ vọng do các vấn đề về cơ cấu. 

Tuy nhiên, Trung Quốc là một trường hợp ngoại lệ. Nhu cầu thép ở nước này dự kiến sẽ tăng 6% trong năm 2013, nhưng tốc độ tăng trong năm 2014 sẽ chỉ đạt 3%. Tại Hoa Kỳ, nhu cầu thép sẽ tăng 0,7% trong năm 2013 sau khi tăng 7,8% năm 2012.

Chủ tịch Ủy ban Kinh tế WSA, ông Hans Jürgen Kerkhoff, cho rằng nhu cầu về thép sẽ tiếp tục phục hồi trong năm tới khi những rủi ro chính đối với kinh tế toàn cầu như cuộc khủng hoảng nợ tại khối Euro và việc kinh tế Trung Quốc giảm tốc sẽ bớt đi. Ngoài ra, tổ chức này tin rằng Mỹ sẽ sớm giải quyết được rào cản về tài khóa và các nền kinh tế đã phát triển trở nên tăng trưởng tích cực hơn. 

Song tăng trưởng tại Trung Quốc sẽ chậm lại. Sau khi tăng 2,9% trong năm 2012, tiêu thụ thép tại Trung Quốc dự kiến tăng 6% trong năm 2013 đạt 699,7 triệu tấn, cho thấy hiệu quả của các biện pháp hỗ trợ của chính phủ tập trung vào cơ sở hạ tầng. Tuy nhiên, nhu cầu tiêu thụ thép trong năm 2014 dự kiến tăng chậm lại còn 3% do những nỗ lực của chính phủ Trung Quốc nhằm cân bằng lại nền kinh tế tiếp tục hạn chế các hoạt động đầu tư.

Tại Ấn Độ, nhu cầu thép dự kiến tăng 3,4% lên 74 triệu tn vào năm 2013 và tăng tiếp 5,6% vào năm 2014.

Nhu cầu thép của Nhật Bản có thể tăng nhẹ 0,1% lên 64 triệu tấn năm 2013. Tuy nhiên, triển vọng năm 2014 lại kém khả quan hơn khi nhu cầu dự kiến giảm 1,6%.

Tại Mỹ, sức tiêu thụ thép dự kiến sẽ tăng 0,7% trong năm 2013 lên 96,9 triệu tấn, và tăng 3% vào năm 2014.

Nhu cầu thép của Liên minh Châu Âu dự kiến sẽ giảm năm thứ 2 liên tiếp với mức 3,8% vào năm 2013 xuống 134,9 triệu tấn, nhưng có thể sẽ tăng 2,1% vào năm 2014 lên 137,8 triệu tấn.

 

SẢN LƯỢNG : SẼ TĂNG CAO TẠI TRUNG QUỐC VÀ CHÂU ÂU

 

MEPS, công ty Anh chuyên dự báo về thị trường thép, dự kiến sản lượng thép thế giới sẽ đạt 1,6 tỷ tấn trong năm 2013và đạt 1,65 tỷ tấn trong năm 2014. Việc cắt giảm sản xuất tại hầu hết các vùng trên thế giới sẽ nhiều hơn bù lại sản lượng tăng cao tại Trung Quốc.

Tại châu Á: Sản lượng thép tại châu Á ước tính đạt gần 1,07 tỷ tấn trong năm 2013, tăng 5,9% so với năm 2012, chủ yếu đến từ Trung Quốc, theo dự kiến của MEPS. 

Phó tổng thư ký Hiệp hội sắt và thép Trung Quốc, ông Li Xinchuang dự kiến sản lượng thép Trung Quốc sẽ vượt 800 triệu tấn vào năm tới do tăng cường đầu tư vào tài sản cố định và tăng trưởng kinh tế vẫn ổn định. Sản lượng thép có khả năng tăng khi đầu tư vào tài sản cố định của Trung Quốc có thể đáp ứng 17% tăng trưởng và tổng sản phẩm quốc nội có thể đạt 7,4% trong năm tới.

Nền kinh tế lớn thứ hai thế giới này có thể sẽ tăng 7,6% trong năm nay và 7,4% trong năm tới do khắc phục được các vấn đề nợ chính phủ và cải cách tài chính.

Sản lượng thép thô của Trung Quốc ước tính sẽ đạt 780 triệu tấn trong năm nay, tăng 9% so với năm ngoái, trong khi mức tiêu thụ thép thô trong nước dự đoán đạt 730 triệu tấn, tăng 8,9% so với năm 2012. 

Hiệp hội sắt và thép Nhật Bản dự kiến sản lượng thép thô của Nhật Bản trong năm tài chính 2014 sẽ giảm nhẹ so với mức 110 triệu tấn năm 2013 do tăng thuế bán trong tháng 4 ( từ 5% lến 8%) chắc chắn sẽ làm giảm nhu cầu tiêu dùng từ ngành ô tô và nhà cửa.

Tại châu Âu:

Sản lượng thép tại EU sẽ giảm xuống còn 163 triệu tấn, giảm 3,3% so với năm ngoái, theo đánh giá của MEPS.

Ngân hàng Thụy Sĩ UBS dự báo sản lượng thép thô của châu lục này trong quý đầu năm 2014 sẽ tăng mạnh và gây áp lực lên bất kỳ khả năng phục hồi nào của thị trường nội địa. Nhu cầu tiêu thụ yếu và thị trường không tăng trưởng cũng như xuất khẩu không đủ mạnh để cân bằng với nguồn cung tăng.

Ngân hàng này ước tính rằng, trong suốt Quý 1/2014 sẽ có thêm 10-12 triệu tấn thép thô được sản xuất, nghĩa là tăng khoảng 4-6% so với cùng kỳ năm 2013. Điều này sẽ gây tác động tiêu cực tới lợi nhuận của các nhà máy trong năm 2014.

Các nhà máy Châu Âu có xu hướng bỏ qua thực tế rằng, họ không thể tiếp tục là các nhà xuất khẩu quan trọng trong tương lai nữa và các biến động ngoại hối đang đẩy nhanh tiến trình này. Trong khi công suất sản xuất thép Châu Âu được thiết kế nhằm phục vụ nhu cầu xuất khẩu thì các bạn hàng truyền thống của họ đã tự cung cấp, chẳng hạn như Châu Á, Trung Đông và Bắc Mỹ.

 

DỰ BÁO THỊ TRƯỜNG THÉP CHÂU MỸ

 

Hãng dịch vụ đầu tư Moody’s đã thay đổi dự kiến triển vọng ngành thép Mỹ từ tiêu cực sang ổn định do xu hướng giảm đã chạm đáy. Song hãng cũng cho rằng sự hồi phục sẽ chậm chạp.

Triển vọng tích cực trong nửa đầu năm 2013 tại một số khu vực mua thép, đặc biệt là ô tô, chế tạo và các thị trường sử dụng cuối cùng khác cũng góp phần đưa tới dự kiến triển vọng ổn định của ngành thép Mỹ. Tuy nhiên, ngành thép Mỹ vẫn chưa hồi phục mạnh và vững chắc.

 

(TTGCVT/dịch từ nhiều nguồn)

 

--%>