Trang chủ»Tin tức»Tin doanh nghiệp
Cách tính độ dốc trong thiết kế mái, sàn nhà vệ sinh, tầng hầm

Một số bạn đọc nêu lên những bất tiện như thường bị thấm dột; ra vào tầng hầm phải… cúi đầu; bước lên các bậc thang lầu cảm thấy mau mệt và nặng nề; tắm mới 5 phút mà dưới chân đã ngập nước…

Một nguyên nhân của những bất tiện đó là do căn nhà không có một độ dốc hợp lý. Xin chia sẽ với các bạn về yếu tố này qua những con số của độ dốc nhà vệ sinh, mái, tầng hầm, cầu thang.

ĐỘ DỐC MÁI

Mái dốc là mái có độ dốc>8%. Mái càng dốc( độ dốc lớn) thì thoát nước càng nhanh nhưng càng tốn vật liệu làm mái. Mái dốc thường có 3 loại sau đây:

  • Mái một dốc dùng khi nhà tạm, nhà có khẩu hộ nhỏ;
  • Mái hai dốc, hia tường hồi bít đến tận dốc;
  • Mái bốn dốc (mái dốc về phía bốn phía).

CÁCH TÍNH ĐỘ DỐC TRONG THIẾT KẾ MÁI, SÀN NHÀ VỆ SINH, TẦNG HẦM

ĐỘ DỐC HỢP LÝ CỦA MÁI DỐC

Qua nghiêng cứu thấy mái dốc có độ dốc hợp lý như sau:

  • Khi lợp ngói máy, ngói xi măng: mái có độ dốc 27-35°(45-75%), thường lấy 30°(50%).
  • Khi lợp ngói mấu (ngói dẹt ngói ta, ngói vảy cá, ngói móc)thường lấy 45%(100); mái có độ dốc 35-60°(70-200%).
  • Khi lợp ngói máng(ngói âm- dương): mái có độ dốc 21-27°(35-45%), thường lấy 25°(40%).
  • Khi lợp fibro xi măng: mái có độ dốc 18- 60°(30-200%), thường lấy 25%(40%).
  • Khi mái tôn múi: mái có độ dốc  18-35%(30-75%), thường lấy 25°(40%). Khi lợp tôn phẳng thì mái có độ dốc 12- 18° (20-30%), thường lấy 16%(25%).
  • Khi lợp giấy dầu: mái có độ dốc 20- 30° ( 33-50%),thường lấy 22°(35%).
  • Khi lợp rạ, lá cọ, cỏ tranh bối cói: mái có độ dốc 30- 45%(50-100%) thường lấy 40°(82%).

Cấu tạo của mái dốc có hai phần chính: phần chịu lực và phần che (lợp).

Ðộ dốc sàn vệ sinh, mái bê tông…

Việc thoát nước cho mái bằng, sàn quan trọng, độ dốc tối thiểu là 0,5% (5mm/1.000mm). Tuy nhiên, độ dốc này tùy thuộc vào nhiều yếu tố như địa thế và còn ảnh hưởng đến thao tác thi công của người thợ. Nếu diện tích bề mặt sân, sàn quá lớn, phải tách ra làm nhiều hướng thoát nước để nước rút nhanh. Hoặc loại sàn bê tông có âm hay không, nếu không ta phải chú ý đến cốt sàn của phòng và tính toán một khoảng cao an toàn trong trường hợp nước bị ứ đọng, không thoát kịp.

CÁCH TÍNH ĐỘ DỐC TRONG THIẾT KẾ MÁI, SÀN NHÀ VỆ SINH, TẦNG HẦM

Ðối với độ dốc nhà vệ sinh, vì diện tích nhỏ và để nuớc thoát nhanh, nên tạo dốc 1-2%; đồng thời, miệng thu nước đặt thấp hơn sàn (tại vị trí đó) khoảng 10 mm.

Đối với việc thoát nước cho mái bằng như sàn sân thượng, sàn mái, sàn sênô…thì ngoài việc tính toán độ dốc ta còn phải tính đường kính cho ống thoát nước phải hợp lý theo các thông số sau đây :

  • Ống phi 60 mm có thể thoát nước cho diện tích mái dưới 40m2.
  • Ống phi 75 mm có thể thoát nước cho diện tích mái trên 40 – 65m2.
  • Ông phi 90 mm có thể thoát nước cho diện tích mái 70 – 100m2.
  • Ống phi 114 mm có thể thoát nước cho diện tích 100 – 150m2.  – Ống phi 125 mm có thể thoát nước cho diện tích 150 đến dưới 200m2.
  • Ống phi 168 mm có thể thoát nước cho diện tích từ 200 – 300m2.

Các cỡ ống có thể khác biệt tùy theo nhà sản xuất, thực tế nếu không có cỡ ống (ví dụ không có phi 60 mà có thể là 63) như bảng trên thì nên chọn cỡ ống lớn hơn.

>>> Xem thêm các dịch vụ và sản phẩm của VNTRUSS tại đây

Cách tính độ dốc tầng hầm

Tùy thuộc vào chiều dài của con dốc để đưa ra độ dốc này bao nhiêu và độ dốc này tối đa là 20% để khỏi phải đi xuống quá gắt. Nếu nhà có chiều sâu dành cho tầng hầm thì thiết kế dốc thoai thoải xuống sẽ nhẹ nhàng hơn. Áp dụng cho nhà phố, biệt thự thì độ cao thông thủy (từ điểm sàn đến trần hay đà) tối thiểu là 2,2m.

CÁCH TÍNH ĐỘ DỐC TRONG THIẾT KẾ MÁI, SÀN NHÀ VỆ SINH, TẦNG HẦM

Cách tính độ dốc cầu thang

Theo nguyên tắc: 2h + b = 65cm. h là độ cao bậc thang, b là chiều rộng mặt bậc. 65cm là một bước chân thoải mái của người bình thường. Thực tế, độ cao bậc thang thường từ 16-18cm và mặt bậc là 25-30cm là chấp nhận được. Ðộ cao bậc cao hơn 18cm sẽ làm người đi mau bị mỏi chân.
CÁCH TÍNH ĐỘ DỐC TRONG THIẾT KẾ MÁI, SÀN NHÀ VỆ SINH, TẦNG HẦM

Tác giả: Nguyễn Quốc Thể

Các tin khác
--%>