Trang chủ»Tin tức»Tin doanh nghiệp
BÓNG ĐÁ VÀ KINH DOANH ĐỜI KHÔNG NHƯ LÀ MƠ

BÓNG ĐÁ VÀ KINH DOANH ĐỜI KHÔNG NHƯ LÀ MƠ

U23 Việt Nam vào chung kết U23 Châu Á điều này khiến cho những người chưa bao giờ xem đá bóng cũng phải hò hét và nhảy cẫng lên vì sung sướng.

U23 Việt Nam vào chung kết U23 Châu Á điều này khiến cho những người chưa bao giờ xem đá bóng cũng phải hò hét và nhảy cẫng lên vì sung sướng.

Chắc hẳn bạn đã đưa ra rất nhiều lý do khiến U23 Việt Nam chiến thắng để vào chung kết?

Tôi có thể tóm tắt vài ý chính trong 2 trận đấu cuối thế này.

-       Về phía huấn luyện viên Park Hang Seo tôi ấn tượng nhất hình ảnh khi Nguyễn Quang Hải sút thất bại trái penalty đầu tiên, phía khán đài và các cầu thủ dậy sóng mặc dù rất căng thắng nhưng ông đã đưa tay ra dấu hiệu “BÌNH TĨNH” với các học trò của mình.

-       Sau khi kết thúc hiệp một khi U23 VN đang bị dẫn trước lúc này tinh thần của các cầu thủ bị kích động thì HLV đã ngay lập tức SỐC TINH THẦN các cầu thủ lên.

-       HLV quyết định thay cầu thủ Đức Chinh và Hồng Duy để tận dụng khu vực đẹp 16m50 ngay lập tức đã tạo nên sức sống mới bên cánh trái theo hướng tấn công của Việt Nam, để tận dụng tối đa sơ hở của đối thủ.

Và giả sử trong một đội tuyển không có sự ĐỒNG BỘ và GẮN KẾT, nếu chỉ có mỗi ông huấn luyện viên giỏi hay trợ lý của ông giỏi mà các cầu thủ không giỏi thì sẽ ra sao nhỉ? Hoặc mỗi cá nhân đều rất giỏi nhưng mỗi người đá một kiểu, mỗi người một hướng, tinh thần thì lúc lên lúc xuống... hoặc cứ cứng nhắc theo 1 chiến thuật đội hình 541? 343 Hoặc về mặt Hậu cần,  Y tế,... không chăm sóc tốt cho các cầu thủ??

Chúng ta cùng link qua kinh doanh nhé, Với vai trò là CEO bạn nhìn nhận sự chiến thắng của U23 thế nào, ông HLV đã dùng chững chiến thuận gì vậy? Phải chăng là chiến lược đội hình linh động khi thì 343, khi thì 541... và chiêu truyền lửa truyền động lực và niềm tin cho các cầu thủ. Ông ấy biết các phát huy hết điểm mạnh của từng thành viên phối hợp với nhau để tạo thành 1 sức mạnh tập thể vững mạnh.

Quay lại về doanh nghiệp bạn sẽ làm gi khi tung sản phẩm mới, khi tấn công thị trường mới có phải bạn nên:

-       Tạo tinh thần chiến binh rồng lửa cho toàn nhân viên chiến đấu với toàn bộ niềm đam mê cứ như trận đấu này là trận đấu cuối cùng, ngày hôm nay là ngày cuối cùng của bạn.

-       Tạo sự gắn kết và phát triển đồng bộ của các phòng ban, các nhân viên bạn hãy thử tưởng tượng hậu quả sẽ ra sao khi sale và marketing phát triển còn kỹ thuật, sản xuất... cứ lẹt đẹt.

-       Phân tích dữ liệu: Biết địch biết ta trăm trận trăm thắng để làm được điều này báo chí ca ngợi HLV đã đọc trận đấu rất tốt, ông ấy phân tích dữ liệu trước, trong và sau các trận đấu để đưa ra các chiến thuật tối ưu. Bạn cũng phải vậy, bạn cũng phải luôn phân tích tất cả mọi dữ liệu TRƯỚC, TRONG, VÀ SAU khi triển khai công việc để thay đổi chiêu thức marketing, kịch bản bán hàng phù hợp.

-       Trong bóng đá có phương án ghi bàn tại sao trong kinh doanh lại không? Bạn phải xây dựng kịch bản bán hàng cho sale và kịch bản đấy phải được thay đổi liên tục để phù hợp với xu hướng thị trượng và đối tượng khách hàng mà bạn gặp vì đời không như là mơ, Bạn có thể kiểm soát tốt yếu tố chủ quan nhưng yếu tố khách quan thì rất khó ví dụ trọng tài trận đấu, chiến thuật đối thủ, ý kiến của người có ảnh hưởng,.. vì vậy bạn luôn phải BÌNH TĨNH để thay đổi chiến thuật cho từng khu vực, sản phẩm, đối tượng khách hàng.

-       Bạn phải nắm rõ tình hình nội bộ: điểm mạnh, điểm yếu của từng thành viên để kết hợp lại thành một đội đoàn kết vì mục đích chung . HLV luôn phải đảm bảo cự ly của toàn đội hình độ bao phủ của sân, phải đảm bảo thời gian có bóng là nhiều nhất, phải biết cách kéo dài thời gian bóng trên không để các cầu thủ vào đúng vị trí và sẵn sàng thay thế cầu thể để tạo ra sức mạnh tạo thể tấn công or phòng thủ trong mỗi giai đoạn của trận đấu.

-       Và một huấn luyện viên với biệt danh “người đặc biệt” từng chia sẻ cùng giới truyền thông, trong đội hình đội bóng của tôi không có cầu thủ ngôi sao. Chúng tôi chỉ có những vị trí phù hợp, được kết hợp cùng nhau. Sự thành công của đội bóng sẽ làm nên tên tuổi của cá nhân cầu thủ. Không phải cầu thủ ngôi sao làm nên hình ảnh đội bóng. Theo bạn trong doanh nghiệp thì sao? Một nhân viên ngôi sao có tạo nên thương hiệu của công ty? Tôi chờ chia sẻ thực tế doanh nghiệp của bạn?

p/s: tôi vốn không phải dân bóng đá nhưng cũng không thể rời màn hình trong trận đấu vừa rồi. Bài viết có sử dụng một số thông tin phân tích trên các trang báo.

khung kèo thép siêu nhẹ vntruss đồng hành cùng u23 việt nam bóng đá

Các tin khác
--%>