1. NHỮNG ĐIỀU NÊN LÀM ĐỂ NĂM MỚI ĐƯỢC MAY MẮN.
Đối với người Việt, những ngày Tết Nguyên Đán có một ý nghĩa đặc biệt quan trọng, có thể ảnh hưởng tới cả một năm sắp tới. Chính vì vậy, theo phong tục dân gian có một số điều nên và kiêng kỵ không nên làm trong những ngày đầu năm mới để có một năm may mắn, tài lộc.
Ông bà ta có câu “ Đầu năm mua muối, cuối năm mua vôi”. Cứ mỗi sáng mùng Một Tết, khi thấy cô hàng muối rao qua nhà, các bà, các mẹ sẽ gọi lại để mua thêm ít muối mặn, cho gia đình một năm mặn nồng, bền chặt.
Ngày nay, ngay trong đêm giao thừa, tại các góc ngã tư hay trước cổng đền, chùa, những chiếc túi nhỏ màu đỏ chứa chút muối bên trong cũng được bán cho mọi người với ý nghĩa may mắn, đủ đầy.
Nhắc tới đền, chùa, không thể không kể đến tục đi lễ chùa cầu may đầu năm. Đây đã trở thành một thói quen không chỉ các tăng ni phật tử mà còn của phần lớn người dân.
Trong tiết xuân tươi mới, dưới làn hương trầm ấm, người người nhà nhà mong cho người thân và gia đình một năm mới đủ đầy hạnh phúc và an yên, cầu mong cho con trẻ thông tuệ, học hành chăm ngoan...
Tục lì xì đầu năm: Lì xì nhằm cầu chúc người nhận gặp may mắn, phát đạt. Thường người Tàu bỏ tiền vào bao giấy màu đỏ. Người Việt Nam ta cũng làm tương tự, phổ biến ở miền Nam ngày Tết. Ở miền Trung thì ông bà cha mẹ, người tôn trưởng cho con cháu tiền mới vào dịp Tết gọi là “tiền mừng tuổi”. Không chỉ người lớn mừng tuổi con cháu, mà hồi xưa, con cháu phải mừng tuổi ông bà trước.
Hơn hết, người xưa còn quan niệm rằng sau Giao thừa nếu hoa mai (loại 5 cánh) nở thêm nhiều và đầy đặn thì đó là một điềm may. Và may mắn hơn nữa khi có một hoặc vài bông hoa 6 cánh.
Tương tự với hoa đào, nếu hoa trổ bông có nhiều cánh kép (hoa kép) 3 lớp (hàng) trên đài hoa và có hình dáng như bông hồng thì sẽ có nhiều phúc lộc.
Còn với cây quất, nếu có đủ “tứ quý”: Quả chín, quả xanh, hoa và lộc thì sẽ may mắn cả năm.
2. NHỮNG ĐIỀU PHẢI KIÊNG TRONG NHỮNG NGÀY TẾT.
Quan niệm xưa cho rằng, đầu năm kiêng cho lửa, cho nước... Bởi lửa là đỏ, là may mắn nên cho người khác cái đỏ trong ngày mồng 1 Tết thì cả năm đó trong nhà sẽ gặp nhiều điều không may. Nên người ta kị người khác đến xin lửa ngày mùng 1 Tết hay mất bật lửa ngày Tết.
Còn nước được ví như “nguồn tài lộc” trong câu chúc “tiền vô như nước”, nếu cho nước thì coi như … mất lộc. Thường thì trước khi bước sang năm mới ở nông thôn nhà nào cũng lo đổ đầy nước vào bể, vào chum hoặc vại. Từ trong tâm thức người ta tin rằng năm mới đến sẽ đem theo của cải nhiều như nước.
Ông bà ta còn kiêng quét nhà trong 3 ngày Tết. Vì người Việt cho rằng nếu quét nhà trong 3 ngày đầu năm mới thì Thần Tài sẽ… đi mất, tiền bạc sẽ ra khỏi nhà, mang lại điềm xấu, không may mắn cho gia đình.
Do đó, ngày 30 tết, dù bận rộn đến đâu người ta cũng sẽ dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ trước lúc giao thừa và trong 3 ngày Tết thì mọi người phải hết sức giữ gìn nhà cửa không vứt rác bừa bãi.
Ở Nam bộ sau khi quét dọn phải cất hết chổi, nếu trong ngày Tết bị mất chổi có nghĩa là năm đó nhà sẽ bị trộm vào vét sạch của cải.
Ở một số vùng quê, vào ngày Tết vẫn giữ tục lệ rắc vôi bột ở bốn góc vườn, rồi vẽ mũi tên hướng ra cổng để xua đuổi ma quỷ. Một số món ăn như: thịt chó, cá mè, thịt vịt… cũng nằm trong danh sách kiêng kị ngày Tết do quan niệm nếu ăn những thứ này vào dịp đầu năm hay đầu tháng sẽ xúi quẩy.
Bên cạnh đó, nhà nào có đại tang kiêng đi chúc Tết, mừng tuổi bà con, xóm giềng, ngược lại bà con xóm giềng lại cần đến chúc Tết và an ủi gia đình bất hạnh.
Ngoài ra, nhiều tục kiêng kỵ từ xưa như kiêng vay, mượn, trả nợ, kiêng làm đổ vỡ đồ vật, nói tới điều rủi ro... vẫn còn được lưu truyền tới ngày nay.
- ĐẠI LỢI PHÁT TỔ CHỨC KHÁNH THÀNH NHÀ MÁY SẢN XUẤT NGÓI NGÀY 26/05/2020
- TẾT CỔ TRUYỂN – NÉT ĐẸP VĂN HÓA CỦA NGƯỜI VIỆT.
- CÔNG TY ĐẠI LỢI PHÁT CHÚC MỪNG NĂM MỚI 2020
- GIÁNG SINH - MÙA CỦA NHỮNG YÊU THƯƠNG
- Công ty Cổ Phần Đại Lợi Phát tổ chức Quốc Tế Thiếu Nhi năm 2019
- Mái bê tông cốt thép và mái bê tông siêu nhẹ có gì khác biệt
- Hệ vì kèo 2 lớp bạn cần biết khi xây nhà
- Khung kèo thép lợp ngói tốt nhất là như thế nào
- Mái nhà những yếu tố quan trọng cần lưu ý
- Cách tính độ dốc mái tôn đúng kỹ thuật và đúng quy trình
- Kết cấu và cách lợp mái ngói đúng tiêu chuẩn
- Ngói rìa là gì? Cách lợp ngói rìa đúng cách
- Độ dốc mái là gì? Công thức tính độ dốc mái tôn
- Tiêu chuẩn độ dốc thoát nước và độ dốc thoát nước tối thiểu
- Tại sao nên lớp ngói Prime hai sóng và cách lợp ngói prime
- Cách tính độ dốc trong thiết kế mái, sàn nhà vệ sinh, tầng hầm
- Tháo bỏ kết cấu vì kèo xà gồ gỗ bằng kết cấu vì kèo thép VNTRUSS
- Thay vì kèo sắt hộp bằng vì kèo thép nhẹ VNTRUSS cho kết cấu mái thái lợp ngói
- Mái nhà của bạn
- CÔNG TY ĐẠI LỢI PHÁT TỔ CHỨC QUỐC TẾ THIẾU NHI 01.06 và TRAO HỌC BỔNG