Trang chủ»Tư vấn xây dựng»Kinh nghiệm lợp mái ngói
MÁI NHÀ - HÌNH TƯỢNG QUEN THUỘC TRONG THƠ CA

Tổng hợp các kinh nghiệm làm mái nhà lợp ngói

Từ xưa, cha ông ta đã rất coi trọng mái nhàMái nhà là yếu tố rất quan trọng của công trình và có ý nghĩa văn hoá cao. Trong quá trình thi công xây dựng, công đoạn thi công mái luôn được chú trọng - đặc biệt việc “cất nóc” được thực hiện với nghi lễ trang trọng. Lễ cất nóc là thời điểm đánh dấu công trình hoàn thành về mặt tinh thần.


Đã có nhiều ca dao tục ngữ nói về mái nhà hoặc có hình tượng mái nhà như:

“Con không cha như nhà không nóc”,

“Ngó lên nuộc lạt mái nhà

Bao nhiêu nuộc lạt nhớ ông bà bấy nhiêu”…

hay mượn mái nhà để nói về quan điểm sống: “Một mái nhà tranh hai trái tim vàng”…

Mái nhà vượt ra ngoài khái niệm là một thành phần, một bộ phận kiến trúc; mái nhà trở thành hình tượng, ý niệm về gia đình, về sự sum họp quây quần. Mái nhà là nơi trở về. “Chung một mái nhà” thể hiện một tình đoàn kết, tình cảm gắn bó và đồng thuận trong suy nghĩ. Mái nhà - mái ấm luôn là khát vọng muôn đời.

Mái nhà có lẽ cũng là “bộ phận kiến trúc” có mặt nhiều nhất vào thơ ca, âm nhạc..

Mái nhà đọng trong ký ức, đi vào giấc mơ, tiềm thức của mỗi con người như trong bài thơ "Giấc mơ” của nhà thơ Văn Cao

Dưới mái nhà
Một người đang ngủ
Với giấc mơ của những vì sao
Những vì sao đang kể chuyện
Giấc mơ của mái nhà
Giấc mơ của một người đang ngủ

Những dòng thơ, câu ca dao, lời hát ấy là minh chứng sống động cho tầm quan trọng của mái nhà - không chỉ đóng vai trò quan trọng trong kiến trúc ngôi nhà mà còn chiếm một vị thế thiêng liêng trong tâm hồn người Việt .

tham khảo các dự án sử dụng khung kèo thép mạ vntruss

 

--%>