Trang chủ»Tư vấn xây dựng
Độ Dốc Thoát Nước Mái Bằng Như Thế Nào Là Đúng Chuẩn?

Độ Dốc Thoát Nước Mái Bằng Như Thế Nào Là Đúng Chuẩn? 

Độ Dốc Thoát Nước Mái Bằng Như Thế Nào Là Đúng Chuẩn? 

Độ Dốc Thoát Nước Mái Bằng Như Thế Nào Là Đúng Chuẩn?

Hệ thống thoát nước mưa trên mái nhà được chú ý trong cả giai đoạn thiết kế và xây dựng vì nó rất quan trọng trong quá trình thoát nước cho nhà dân dụng nói chung và là bộ phận không thể thiếu trong cấu tạo mái nhà nói riêng đảm bảo tuổi thọ của ngôi nhà được bền vững. Tuy nhiên, hệ thống thoát nước cho mái bằng có sự khác nhau và có những đặc trưng riêng, chúng ta cùng nhau tìm hiểu để có cách xử lý phù hợp cho việc tính độ dốc thoát nước mái bằng.

1. Tại sao phải lắp đặt hệ thống thoát nước mưa trên mái nhà ?

  •  Khi xây dựng thi công hệ thống mái nhà đều sẽ chú ý và tính toán đến việc lắp đặt hệ thống thoát nước trên mái, kể cả mái dốc hay mái bằng. dù ở bất kỳ công trình nào. Tại sao phải lắp đặt hệ thống thoát nước mưa trên mái ?  
Độ Dốc Thoát Nước Mái Bằng Như Thế Nào Là Đúng Chuẩn? 

Kiểu nhà mái bằng

  •  Mái nhà là bộ phận có khả năng giáp với công trình bên cạnh nhất, nếu không làm hệ thống thoát nước mưa trên mái nhà rất có thể nước mưa chảy sang đất nhà kề nếu bố trí hợp lý có thể kiểm soát được dòng chảy
  •  Hệ thống thoát nước trên mái sẽ làm cho nước mưa không đọng lại trên mái vài không bị thấm dột vào trong nhà gây hư hỏng cho ngôi nhà làm giảm tuổi thọ của ngôi nhà
  •  Nước mưa đọng trên mái làm giảm tính thẩm mĩ của ngoại thất ngôi nhà.
Độ Dốc Thoát Nước Mái Bằng Như Thế Nào Là Đúng Chuẩn? 

Nhà mái bằng

  •  Không có hệ thống thoát nước mưa trên mái nhà, rác cùng với nước mưa sẽ cùng bị ứ đọng, lâu ngày dẫn đến mất vệ sinh
  • Hiện nay mục đích sử dụng mái rất đa dạng, đặc biệt là mái bằng có thể thiết kế sân thượng và tận dụng làm thành vườn

2. Tạo độ dốc thoát nước mưa cho mái bằng

– Để tạo độ dốc khoảng 2% ÷ 5%, thường có 2 cách:

  •  Kết cấu chịu lực được tạo nghiêng hoặc kết cấu chịu lực được tạo phẳng có thêm lớp điều chỉnh độ dốc: Phần kết cấu chịu lực là bêtông cốt thép toàn khối, có thể tạo bằng dầm nghiêng . Bố trí hệ thống thoát nước mưa trên mái bằng, nếu kết cấu chịu lực của các panen đúc sẵn bố trí theo hướng ngang
Độ Dốc Thoát Nước Mái Bằng Như Thế Nào Là Đúng Chuẩn? 

Tạo độ dốc thoát nước mưa cho mái bằng

  •  Kết cấu chịu lực nằm phẳng ngang, sau đó làm thêm lớp tạo dốc bên trên:  Khi panen bố trí theo hướng dọc nhà (trường hợp gác lên dầm ngang) làm giảm tiết diện. Khi gác lên tường chịu lực có thể xây tường ngang theo độ dốc của mái.
  • Ngoài ra cũng có thể làm kết cấu chịu lực tạo sàn phẳng, bên trên dùng vật liệu nhẹ để điều chỉnh tạo độ dốc. 

3. Tổ chức hệ thống thoát nước mưa trên mái nhà kiểu mái bằng

  • Phải thiết kế seno (máng nước BTCT) dưới viền mái nước mưa từ mặt mái chảy xuống seno, rồi từ sênô chảy dốc về phía phễu thu có rọ chắn rác (độ dốc i = 1 đến 2%), đi xuống ống đứng tới mặt đất và chảy ra cống.
  • Hệ thống thoát nước mưa trên mái nhà kiểu nhà mái bằng hệ thống rút nước mưa trên mái có thể bố trí ở trong hoặc ngoài. có thể sử dụng máng đối với các công trình thấp lượng mưa ít
Độ Dốc Thoát Nước Mái Bằng Như Thế Nào Là Đúng Chuẩn? 

Tổ chức hệ thống thoát nước mưa trên mái nhà kiểu mái bằng

  • Thoát nước mưa bên trong nhà là giải quyết thu nước mưa trên mái tập trung vào các ống đứng ở phía trong nhà, đảm bảo thoát nước nhanh chóng và hiệu quả
Độ Dốc Thoát Nước Mái Bằng Như Thế Nào Là Đúng Chuẩn? 

Tổ chức hệ thống thoát nước mưa trên mái nhà kiểu mái bằng

  • Hệ thống thoát nước mưa trên mái bên trong nhà rất phức tạp khi xảy ra dột rất khó sửa chữa. Một ống nước đứng 100mm có thể phục vụ một diện tích mái từ 70 + 120m2 tuỳ lượng mưa từng địa phương.

4. Cấu tạo sênô, phễu thu và ống đứng

– Cấu tạo Sênô : 

  • Có thể làm BTCT lắp ghép kiểu panen chữ U hoặc BTCT toàn khối chống thấm
  • Lòng sênô phải đảm bảo có chiều sâu chứa nước tối thiểu là 200mm và chiều rộng tối thiểu là 200mm, trát vữa xi măng cát mác 50, đánh màu xi măng nguyên chất và tạo độ dốc i = 1 đến 2% về phía phễu thu.
Độ Dốc Thoát Nước Mái Bằng Như Thế Nào Là Đúng Chuẩn? 

Cấu tạo Sênô

  •  Là một bộ phận của hệ thống thoát nước mưa trên mái nhà, dọc theo chiều dài sênô
  • Nếu là sênô lắp ghép thì chú ý vị trí giáp nhau giữa mép sênô và mái phải sử dụng lớp bê tông chóng thấm và phải cao hơn vị trí ống trần lớn hơn hoặc bằng 10cm.

– Phễu thu và lưới chắn rác

  •  Phễu thu là bộ phận đầu tiên của hệ thống đường ống thu nước mưa, đặt ở vị trí thuận lợi tăng thẩm mĩ cũng như khả năng thoát nước nhanh chóng
  • Hệ thống thoát nước mưa trên mái nhà với phễu thu là là 1 đoạn ống phía trên miệng loe rộng để thu nước nhanh từ sênô chảy vào, và phía dưới là một đoạn ống tròn thẳng  
Độ Dốc Thoát Nước Mái Bằng Như Thế Nào Là Đúng Chuẩn? 

nhà mái bằng

  • Trên miệng phễu thu thường được lắp lưới chắn rác, thường được đan bằng nan thép thành hình cầu hoặc là các tấm bằng gang có đục lỗ hay xẻ rãnh.

– Ống đứng

  • Là đoạn ống nối tiếp từ phễu thu đi xuống đất. Có đường kính lớn hoặc bằng 100mm.
  • Thông thường tính sơ bộ cứ 100m2 mái cần 1 ống đứng ø100. Vậy cần chú ý để bố trí trên mặt bằng và mặt đứng cho đảm bảo thẩm mĩ của ngôi nhà.
Độ Dốc Thoát Nước Mái Bằng Như Thế Nào Là Đúng Chuẩn? 

nhà mái bằng

  • Đối với các công trình có quy mô, tính chất và kết cấu mái khác nhau thì vị trí và kết cấu hệ thống thoát nước mưa trên mái nhà cũng khác nhau. 
  • Vì vậy chúng ta cần có sự tìm hiểu sâu sắc và hoàn chỉnh để khi nghiệm thu, kiểm tra thi công sao cho phù hợp đảm bảo vững chắc.

THÔNG TIN LIÊN HỆ:

CÔNG TY CP SX TM DV ĐẠI LỢI PHÁT
Địa chỉ: Số 1/4B Đường Linh Đông, Khu phố 7, P. Linh Đông, Q. Thủ Đức, TP.HCM ( Vòng xoay Đại Lộ Phạm Văn Đông, Linh Đông và Kha Vạn Cân)
Điện thoại: (028) 6282 3135
Email: vntruss@gmail.com
Nhà máy: 119 Đường Tam Bình, P. Tam Phú, Q.Thủ Đức, Tp.HCM

Các tin khác
--%>